Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Cửa nhựa lõi thép Châu Âu

Sử dụng cửa sao cho hợp lý

Những người trong ngành kiến trúc thường nhìn cửa để đánh giá các ngôi nhà. Bên cạnh chất liệu cấu thành, ngày nay yếu tố thẩm mỹ được quan tâm nhiều. Vì nếu chỉ để bảo vệ, một người thợ sắt là quá đủ.
Cửa thường đi kèm hoa sắt và hoa tiết hoa mang những đường nét có phần biểu lộ tính văn hóa địa phương. Ở miền Bắc, mọi người chuộng hoa văn mềm mại còn ở miền Nam, hoa văn thường vuông vức, gãy gọn và mạnh mẽ. Ngoài tác dụng bảo vệ, làm cho nhà thông thoáng, hoa sắt còn như tấm tranh tường.
Chiều cao cửa tại Việt Nam thường vào khoảng 2,2 m (cửa bằng 2/3 chiều cao nhà). Nếu cửa nhỏ, ngôi nhà có vẻ “bí hiểm” như những loại cửa nhựa toilet, cửa phòng của Đài Loan (thường cao chỉ 1,8 m). Cửa thấp có thể tiện dụng nhưng trông gò bó, không được thoáng.
Vay mượn không gian
Sửa dụng cửa nhựa sao cho hợp lý
Kiểu cửa nhựa cao tới trần.
Xu hướng làm cửa rộng, thoáng đang thịnh hành. Trong một không gian hạn chế, có thể tạo cửa kính rộng suốt đến tận nền mặc dù đó chỉ là cửa sổ. Phần dưới (sát nền) không mở được nhưng vẫn trông ra bao quát vườn cây cảnh nhỏ chẳng hạn. Lối thiết kế đó mang ý nghĩa tạo sự “vay mượn không gian”.
Có trường hợp làm cửa hai lớp, nếu bên trong bằng kính thì bên ngoài chỉ nên làm “khung xương” sắt hay sắt xếp, không có lá chắn. Giải pháp này giúp nhà thoáng gió, giao tiếp được với không gian bên ngoài mà vẫn có chức năng bảo vệ. Cửa sổ cũng vậy, hoa sắt đính giữa vách hay gắn lộ ra vách ngoài là cách tạo sự thông thủy, hòa hợp với không gian tự nhiên như một sự “vay mượn” bên cạnh việc bảo vệ.
Họa tiết và chất liệu





cửa nhựa nhiều họa tiết
Cửa có hoa văn trang trí.

Cửa sổ nhựa UPVC cách âm, cách nhiệt

Sản phẩm này mới được sản xuất ở Việt Nam nhưng đã giành được sự quan tâm của người tiêu dùng vì có rất nhiều ưu điểm, đặc biệt là khi mùa hè đang tới.
Cửa UPVC HappyWindow
Khung và cánh cửa được làm bằng các thanh nhựa định hình. Đây là chất liệu đặc biệt gồm nhựa UPVC và các chất phụ gia. Nó có độ bền cao, không bị cong vênh dưới tác dụng của thời tiết, không bị ôxi hóa, khả năng chống cháy cao, ổn định về mầu sắc… Các thanh nhựa này có từ 1 đến 5 buồng ngăn dọc theo chiều dài có tác dụng cách âm, cách nhiệt, cách ẩm giữa trong nhà và ngoài trời. Càng nhiều buồng ngăn, tính cách âm, cách nhiệt càng cao. Những thanh thép không gỉ dày từ 1,5 đến 2 mm này làm tăng sự vững chãi, khả năng chịu lực của khung cửa.
Khả năng cách nhiệt, cách âm của cửa sổ còn được tạo nên bởi hộp kính. Nếu như cửa sổ thông thường chỉ có một lớp kính thì loại cửa sổ này có từ 2 đến 4 lớp kính để tạo thành các buồng ngăn, một buồng có 2 lớp, 2 buồng có 3 lớp… Các buồng này được bơm đầy khí trơ, an toàn lại tăng cường khả năng cách nhiệt, cách âm. Hộp kính có khung nhôm đục lỗ, chứa các hạt chống ẩm để hút ẩm bên trong hộp kính, làm kính không bị mờ hay bị hấp hơi. Bên ngoài, một lớp keo dày bịt kín, không cho khí trơ thoát ra ngoài hay không khí bên ngoài lọt vào hộp kính, độ an toàn cao.
Các phụ kiện kim khí của cửa sổ như bản lề, tay nắm, khóa… rất đa dạng. Có loại cửa mở quay, mở lật, có loại kết hợp cả hai, loại có khóa, không khóa… Các phụ kiện này đều được nhập khẩu từ Đức, làm bằng thép không gỉ mạ kẽm, crôm, độ chính xác cao, bảo đảm sử dụng lâu dài, an toàn.
Loại cửa này hiện nay có gần 15 mầu: Mầu gỗ (có vân), mầu ghi, xanh lá cây, xanh da trời, huyết dụ… Các khuôn mẫu của hộp nhựa đa dạng, đa chức năng, nhiều kiểu cách, thích hợp với nhiều dạng kiến trúc. Bên cạnh đó, cửa nhựa không đòi hỏi sửa chữa hoặc sơn trong quá trình lắp đặt, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.
Giá thành sản phẩm tùy thuộc vào các phụ kiện và độ dày của hộp kính. Nếu lắp cửa trượt, phụ kiện đơn giản, một buồng kính thì giá từ 40 đến 45 USD/m2. Nếu hộp kính dày, nhiều buồng, phụ kiện có bộ khóa đa chốt kết hợp mở quay và lật thì 100 đến 150 USD/m2. Các cửa hàng bán sản phẩm này thường chở hàng đến tận nhà và chịu trách nhiệm lắp đặt, hoàn thiện.
Theo quy tắc chung, chiều ngang phải gấp đôi chiều cao căn nhà mới thiết kế tượng, phù điêu hay thêm thắt các họa tiết cho mặt tiền nhà. Nếu làm cửa có vòm trên, cần có không gian chung quanh đủ rộng để “đóng khung” bằng những họa tiết tương thích.
Ngoài gỗ – chất liệu thẩm mỹ cao để xây dựng cửa – còn có thể sử dụng nhựa,sắt, nhôm. Thị trường đang có cửa nhựa UPVC giả gỗ khá “thiện cảm”, chỉ khi sờ vào mới nhận ra đó là chất liệu nhựa. Sử dụng nhựa tạo được cửa nhiều kiểu dáng do có thể “uốn vặn” và chế tác theo mẫu thiết kế. Mặt khác, loại này không bị cong vênh, co nhót, chịu được nắng mưa và giảm sức nặng của công trình.

Cửa trong nhà chung cư

Đối với nhà chung cư hoặc nhà liên kế được xây dựng sẵn thì việc điều chỉnh cửa trở nên khó khăn vì các ràng buộc sẵn có. Tìm cách chỉnh lý cửa bằng các thủ pháp “mềm” sẽ hiệu quả hơn và không phá vỡ cơ cấu ổn định của căn hộ.
Khi chọn mua căn hộ, cần để ý nhằm tránh các bất lợi do hệ thống cửa gây ra. Trực xung đối môn do hai căn hộ có cửa nhìn thẳng vào nhau tạo luồng gió hút, tầm nhìn xuyên thấu và tiếng ồn lan truyền qua lại giữa hai nhà. Nếu bố trí khoảng đệm hoặc xử lý bằng tủ, bình phong, chậu cây… thì đối môn được hóa giải. Một dạng trực xung khác là cửa căn hộ mở thẳng ra cầu thang hoặc cuối hành lang đâm thẳng vào. Tạo những khoảng đệm để bảo vệ hữu hiệu luồng khí trong nhà.
Nhà chung cư có khoảng đệm hay trước khi bước vào nhà sẽ giúp hóa giải những luồng khí không tốt.
Xem xét cửa căn hộ chung cư còn cần chú ý cửa sổ và cửa ban công… Cửa sổ trên những tầng cao phải thiết kế phù hợp, đảm bảo an toàn và những loại cửa trượt ngang, cửa lật, cửa kính an toàn… sẽ hiệu quả hơn cửa sắt hay gỗ mở cánh bình thường.
Đối với các căn hộ ở trên cao, nhiều mặt thoáng, nắng chói và gió mạnh, giải pháp dùng rèm, nan chớp hoặc bình phong là tốt nhất cho cửa. Dùng chất liệu gỗ, vải, kim loại, hay mây tre… nen dựa trên cơ sở cân bằng âm dương và hài hòa ngũ hành. Nếu phòng ngủ có cửa sổ trổ về hướng nắng chói chang, nên dùng hệ cửa chớp lam nghiêng hoặc màn sáo để cản quang (không nên lắp kính màu đậm, bít bùng sẽ tạo nên hiệu ứng tích nhiệt). Phòng ngủ vốn thuộc tính âm, ánh sáng dịu, thông thoáng vừa đủ, nên có thể bổ sung lớp rèm vải dày bên trong để chủ động điều chỉnh.
Dùng những khung cửa không có cánh hoặc sắp xếp đồ vật tạo nên các lối dẫn khí cũng là một giải pháp tốt trong điều kiện căn hộ diện tích nhỏ.

Tạo không gian kiến trúc cho cửa sổ.

Ngoài mang ánh sáng thiên nhiên vào nhà, cửa sổ còn có tác dụng hiệu quả trong việc điều tiết không khí, tạo sự thông thoáng và đối lưu trong phong thủy.
Việc chọn vị trí cửa sổ là khâu rất quan trọng. Bởi nếu bố trí không thích hợp không những làm ảnh hưởng tới không gian kiến trúc mà còn đi ngược lại tác dụng của nó. Trước hết cần dựa vào vị trí, bố cục bên trong và bên ngoài nhà.
Tùy theo cách sắp xếp đồ đạc trong nhà mà ta có thể chọn những vị trí thích hợp. Với công năng là lấy ánh sáng, nên phải chọn những vị trí thông gió để sử dụng gió và ánh sáng tự nhiên được tốt nhất, tiết kiệm điện, đồng thời có lợi cho sức khỏe. Phòng khách là vị trí cần có nhiều ánh sáng nhất. Ít nhất cần có một mặt phòng khách giáp thiên nhiên để đảm bảo sự thông thoáng cần thiết.

Phòng học và phòng làm việc là nơi cũng cần nhiều ánh sáng tự nhiên. Tùy vào cách bố trí đồ đạc trong phòng để chọn vị trí cửa sổ thích hợp. Cửa sổ thường bố trí bên trái phía bàn học, tránh ánh sáng trực diện chiếu vào gây chói mắt, còn nếu bố trí bên phải có thể bị xấp bóng. Tương tự như vậy, đối với phòng ngủ, không nên bố trí ở phía đối diện. Cũng không nên đặt ở đầu giường, bởi vì ánh sáng chiếu vào đầu khiến ta cảm thấy đau đầu. Gió mạnh lùa vào còn gây nên những chứng đột quỵ ở những người có tiền sử về tim mạch. Còn nếu đặt đối diện với giường nằm thì sẽ làm ta chói mắt khi ngủ, dễ gây nên các bệnh về tâm thần. Đối với giường ngủ của trẻ nhỏ thì không nên bố trí cửa sổ, vì làm trẻ dễ bị giật mình.

Cửa sổ cũng không nên đặt cạnh giường tủ, mưa gió có thể làm cho chúng nhanh bị hỏng. Ngoài ra, nếu ở những vị trí bên ngoài có những cây to thì không nên mở cửa sổ hướng đó, tránh lá rụng và sâu bọ vào nhà. Đối với nhà biệt thự, nhà dài thì có thể thiết kế cửa sổ mái. Vừa có tác dụng lấy sáng, vừa để trang trí.
Mặt tiền cũng là một yếu tố quyết định tới vị trí cửa sổ. “Đôi mắt” này là nơi giao lưu giữa bên trong và bên ngoài, vì vậy mà nó thường được thiết kế để view ra những hướng đẹp nhất. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn quá lạm dụng cửa sổ, tường có thể bị nát và bố cục không chặt chẽ, thiếu những mảng đặc.

Đối với nhà nghỉ cuối tuần, khu resort, nhà vườn thì những ô cửa kính to, chạy dài thường được sử dụng để tạo cảm giác hòa nhập với thiên nhiên. Do đó, cửa chính và cửa sổ không có sự khác nhau về hình thức nhiều. Trái lại, với nhà ở, thường xuyên sử dụng đến cửa sổ, do nắng mưa tác động nên phải tuân theo bố cục mặt đứng để làm điểm nhấn cho ngôi nhà.

Ngoài yếu tố về bố cục trong và ngoài, gia chủ cũng cần quan tâm tới hướng mở cửa sổ để tránh nắng gắt, gió mạnh. Ở những nơi có khí hậu lạnh như ở một số nước, thường chạy băng cửa sổ dài. Còn với khí hậu Việt Nam là nhiệt đới, nên bậu cửa được chú ý trong thiết kế kiến trúc. Hướng đẹp để bố trí cửa sổ là hướng Đông và Nam. Không nên mở cửa hướng Tây. Điều kiện nhà lô chỉ có 1, hoặc 2 hướng bắt buộc phải mở hướng Tây thì bạn có thể thiết kế các ô văng để chống nắng, hơn nữa cửa sổ không nên bố trí lớn. Rèm cửa cũng là một biện pháp cho cửa sổ mở hướng Tây và còn làm đẹp cho ngôi nhà. Ngoài ra bạn có thể treo thêm chuông gió, tuy nhỏ bé nhưng nó có tác dụng kỳ diệu, đó là tiêu tán, hóa giải xung khí, biến hung thành cát đem lại may mắn cho căn nhà.

Tác dụng của cửa sổ là điều tiết không khí, vì vậy mà lượng khí vào và ra trong phòng là một yếu tố để quyết định vị trí, số lượng cửa sổ. Bố trí sao cho lối vào và lối ra càng xa nhau càng tốt. Chỗ cửa đón không khí vào thường bố trí rộng hơn lối ra. Điều này giúp cho không khí đi vào được nhiều và lưu giữ lại được phần nào trước khi nhẹ nhàng ra ngoài.
Tuy là một chi tiết nhỏ trong nhà, nhưng nó cũng quan trọng như khi bạn chọn vị trí, hướng nhà vậy. Để có một ngôi nhà đẹp hoàn hảo, rất cần đến những bàn tay khéo léo cho những chi tiết nhỏ như thế. Với những yếu tố trên, cùng với diện tích nhà, bạn có thể tham khảo và bố trí vị trí, số lượng và kiểu dáng cửa sổ sao cho phù hợp, đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất và tạo điểm nhấn cho không gian kiến trúc của ngôi nhà.

Những lưu ý về cửa sổ trong xây dựng

Theo phong thủy, cửa sổ tương tự như cửa chính, có chức năng thu hút ánh sáng và không khí tự nhiên vào nhà, thông đạo giao lưu giữa cuộc sống riêng tư của mọi thành viên trong gia đình với thế giới bên ngoài. Số lượng cửa sổ thế nào là hợp lý, cách mở ra sao còn tùy thuộc vào hướng đất cũng như kiến trúc của ngôi nhà. Tuy nhiên, chúng tôi xin đưa ra một vài gợi ý gia đình có thể tham khảo như sau:
Số lượng cửa sổ trong nhà:
Nhà ở của các hộ gia đình nên tránh làm quá nhiều cửa sổ vì sẽ là nhiễu loạn trường không khí điều hòa bên trong ngôi nhà. Theo thuật phong thủy, điều này sẽ là không khí gia đình căng thẳng, tinh thần mọi người bất an và không ổn định.
Cũng không nên trổ quá ít cửa sổ sẽ khiến không khí không thể lưu thông điều hòa, gây tâm lý ngột ngạt, cáu bẳn và ảnh hưởng tới sức khỏe các thành viên trong nhà. Do đó số lượng cửa sổ nên vừa phải (dựa trên độ lớn nhỏ của không gian, nhiều hay ít phòng chức năng) để điều hòa tốt nhất không khí trong và ngoài nhà.
Hướng cửa sổ và cách mở:
- Hướng cửa sổ rất quan trọng có thể gây ảnh hưởng tốt hay xấu đến gia đình. Cửa sổ phải mở về hướng gió tốt như Nam, Đông Nam, Tây Nam và có ánh sáng ổn định như Bắc, Nam. Nên tránh hướng Tây vì mặt trời phía Tây chói chang sẽ khiến chủ nhà đau đầu, dễ cáu gắt và làm việc không hiệu quả, nếu bắt buộc phải để cửa sổ theo hướng này thì nên treo chuông gió thủy tinh (pha lê) dạng giọt, hình cầu có nhiều mặt nhằm hóa giải ánh nắng mặt trời thành sắc độ cầu vồng làm mạnh cho khí cả phòng và tạo sự năng động.
- Cách mở: Cửa sổ được xem như đôi mắt, cái miệng của ngôi nhà. Để luồng khí lưu thông trong nhà, các cánh cửa sổ nên được thiết kế sao cho có thể mở hết ra ngoài (hoặc vào trong). Hầu hết các cửa sổ mở ra phía ngoài là tốt nhất vì nó cho phép luồng khí nhập vào nhiều nhất và lưu thông dễ dàng.
Cửa sổ mở cần mở rộng tầm nhìn, cảnh quan đẹp mắt và tránh được người ngoài nhìn vào. Với phòng ngủ, cửa sổ không nên để ở đầu giường hay cuối chân giường, tốt nhất là chếch góc giường để tránh hung khí tác động vào người nằm.
Về độ cao, cửa sổ nên cao hơn so với chiều cao của các thành viên trong gia đình. Nếu thấp hơn, dòng khí sẽ bị đè nén, bất lợi cho mọi người sống trong ngôi nhà. Chiều ngang nên rộng nên rộng để đón luồng sinh khí, tạo cơ hội tốt đẹp cho gia chủ.
Nếu các cửa sổ phòng mở đối diện thẳng hàng nhau thì luồng gió vào phòng sẽ hút rất nhanh và khó bố trí vật dụng sinh hoạt ổn định. Khi đó, nên sắp xếp đồ nội thất theo cách che chắn, giấu đi sự bài trí thẳng hàng bằng một bức bình phong, mành, chậu cây hoặc rèm cửa.

Có phải cửa nhựa PVC-U là tốt nhất hiện nay

Đúng là nhựa PVC-U có nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng nói là nhựa PVC-U là tốt nhất thì không đúng. Mỗi loại vật liệu, chỉ tốt với một vài ứng dụng cụ thể, mỗi chủng loại cửa chỉ phát huy ưu điểm khi được ứng dụng thích hợp mà thôi.

Mỗi loại vật liệu mới ra đời tất nhiên phải có những đặc tính mà nhiều loại vật liệu trước đó chưa có (lý do người ta nghiên cứu ra vật liệu mới là như vậy). PVC-U so với các vật liệu truyền thống như gỗ, sắt, nhôm… có nhiều ưu điểm vượt trội như: tính cách ly (cách âm, cách nhiệt) cao, chịu nắng mưa, thay đổi thời tiết tốt; phụ kiện đồng bộ và tính năng cao cấp, vận hành ổn định…. Tuy vậy PVC-U cũng có những nhược điểm của nó:
Từ góc độ sản xuất: để sản xuất cửa gỗ, người ta chỉ cần gỗ và sơn, véc ni; cửa nhôm cần nhôm và đinh vít; Cửa sắt cần sắt và que hàn, ngoài ra bản lề, chốt, khoá đều có thể sử dụng chung và rất sẵn có; Nhưng đối với cửa PVC-U thì chỉ có thanh nhựa PVC-U thì không làm thành cửa được, bắt buộc phải có thép (dùng tăng cường độ cứng hay gọi là gia cường và cũng để bắt vít), phải có phụ kiện dành riêng cho cửa nhựa (hiện nay không sẵn có và ít dùng chung được với các chủng loại cửa khác), phải có gioăng, đinh vít, keo trám… để ghép khung phải có máy hàn, máy hoàn thiện, máy phay… qua gia công phức tạp, vốn đầu tư thiết bị lớn và chi phí vận hành gia công cao, năng suất thấp… những lý do khiến cửa nhựa PVC-U luôn có giá thành sản xuất cao.
Từ góc độ ứng dụng: so với cửa gỗ: cửa UPVC kém khả năng tạo hình và kém thân thiện hơn, màu sắc không đa dạng, tính an toàn kém hơn; so với nhôm: kém đa dạng màu sắc, giá thành cao, thời gian sản xuất, thi công lắp đặt kéo dài hơn.
Tóm lại, phải căn cứ vào điều kiện đầu tư, nhu cầu sử dụng cầu cụ thể cùng với hiểu biết đầy đủ về từng loại cửa nhất định mới có lựa chọn chủng loại cửa phù hợp nhất, tốt nhất cho nhu cầu sử dụng.

Độ bền của cựa nhựa là bao lâu

Đây là câu hỏi chúng tôi thường được nghe thấy nhất từ các khách hàng ghé thăm. Thật tình có phương án trả lời chính xác cho câu hỏi này là rất khó. Chúng tôi chỉ có thể phân tích một vài thông tin liên quan để Quý khách hiểu thêm và có một khái niệm về độ bền của cửa nhựa PVC-U

* Về độ bền vật liệu PVC-U: Công nghệ sản xuất nhựa PVC-U đã xuất hiện từ những năm 60 ở Đức, qua thử nghiệm và thực tế cho thấy vật liệu nhựa PVC-U có độ bền rất cao, 30 – 40 năm, tuỳ chất lượng của từng hãng sản xuất. Tuy nhiên độ bền của vật liệu cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, ở châu Âu khí hậu ôn hoà hơn Việt Nam, ít nắng và nhiệt độ trong mỗi mùa và hàng ngày cũng ít thay đổi lớn. Độ bền vật liệu nhựa phụ thuộc rất nhiều vào 2 yếu tố: tia mặt trời và sự thay đổi nhiệt độ. Ở Việt Nam chưa có điều kiện kiểm nghiệm thực tế, vì cửa PVC-U cũng chỉ mới được sản xuất ở Việt Nam từ năm 2000. Các chỉ tiêu về khả năng chống lão hoá của nhựa PVC-U của VEKA đang sử dụng phù hợp với các chỉ tiêu do nhiều hãng ở Châu Âu đưa ra.
* Về độ bền của cửa những bộ cửa PVC-U: cần phải thừa nhận rằng độ bền vật liệu và độ bền của cửa làm từ vật liệu đó không có nghĩa là một. Để sản xuất cửa, ngoài các thanh PVC-U định hình làm khung, còn cần rất nhiều vật liệu khác và qua nhiều quá trình gia công phức tạp. Tuy chất lượng thanh profile PVC-U đóng vai trò quan trọng, nhưng độ bền cửa khi xuất xưởng còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nữa như: kỹ thuật gia công, chất lượng thép gia cường, phụ kiện kim khí, chất lượng mối hàn, mối nối cơ khí, kính, đinh vít, gioăng…. . Độ bền của cửa trên thực tế sử dụng cửa còn phụ thuộc vào: chất lượng kỹ thuật lắp đặt, điều kiện vận hành, môi trường sử dụng, ý thức người trực tiếp vận hành (rất nhiều người tham gia đóng – mở hàng ngày)…. Do vậy khó có thể đánh giá độ bền cho cửa một cách chính xác. Chúng ta có thể so sánh vật liệu làm cửa PVC-U với những vật liệu làm cửa khác như gỗ, nhôm, sắt, nhựa loại khác để có một lựa chọn phù hợp với mục đích sử dụng.

Ấn tượng, khác biệt và nâng cao giá trị  cho ngôi nhà của Bạn!
Cửa chính là biểu tượng cho sự hưng thịnh của gia đình!


PHỤC VỤ CHUYÊN NGHIỆP
 
Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi 0912 424 247. Chúng tôi có chuyên viên tư vấn báo giá  và đo đạc miễn phí tại công trình cho quý khách hàng. Gọi ngay hôm nay để có chương trình khuyến mãi, giảm giá tốt nhất lên đến hơn 20%. 

 247 Corp cam kết:
Sản phẩm tốt nhất, đúng hẹn và bảo hành chu đáo nhất 

Gọi ngay hôm nay!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
cropped-impress-cam-nho.jpg
                Bước đột phá về kiến trúc

Uy tín– Chất lượng – Giá rẻ
CỬA CUỐN CỬA NHỰA ẤN TƯỢNG – IMPRESSWINDOW
CÔNG TY CỬA 247 HCM
Hotline: 0918 666 500
Tel: 08 22 00 56 60 – Fax : 08.54 46 2009
Office: 458 Thống Nhất,P15, Q.Gò Vấp, Tp.HCM
Showrom: 214 Phan Văn Trị, P.10, Q. Gò Vấp, Tp.HCM
Factory: 222 Tô Ngọc Vân, Q.12  Tp.HCM
Tầm nhìn Nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam trong ngành Cửa.
 Nhà thiết kế & thi công cửa hàng đầu VN. 
  Sứ mệnh
  Mang đến cho khách hàng những giải pháp toàn diên về cửa 
  Giá trị cốt lõi
  Cung cấp sản phẩm chất lượng của các Hãng danh tiếng.
 Thiết kế sáng tạo cùng các giải pháp thi công ưu việt.
 Tư vấn trung thực, chuyên nghiệp và đúng nhu cầu.
, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét